Theo Đông y, rau ngót vị ngọt tính hàn (khi được nấu chín sẽ bớt lạnh), có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
Rau ngót chứa nhiều protein, phốt pho, canxi, vitamin C… có giá trị dinh dưỡng tốt. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi. Nó là hợp chất cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não, làm đẹp, tăng cường sức đề kháng cho có thể.
Ngoài ra, lá rau ngót cũng cung cấp nguồn vitamin A tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh, đặc biệt có tác dụng trị nám tốt. Các sử dụng rau ngót trị nám da
Bạn có thể mua rau ngót về, rửa sạch. Để an toàn hơn bạn có thể ngâm rau ngót với một chút muối trong 15 phút.. Sau đó cho vào máy xay sinh tố, hoặc giã chắt lấy nước cốt. Nước cốt sau khi chắt nên uống ngay thì mới có tác dụng trị nám và làm đẹp da hiệu quả. Các bạn cũng nên lưu ý là chỉ nên dùng nước cốt nguyên chất, không nên cho thêm đường vì sẽ làm mất tác dụng của rau ngót.
Hoặc bạn có thể giã một chút rau ngót với một chút gừng, vắt lấy nước và thoa đều hỗn hợp lên những vùng bị nám trên da. Chỉ để 15 phút sau đó rửa sạch với nước. Sử dụng kiên trì biện pháp này bạn sẽ thấy bất ngờ với hiệu quả mà nó mang lại.
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm món canh rau ngót vào bữa cơm cho gia đình hàng ngày. Điều này vừa tốt cho sức khỏe lại đồng thời trị nám cho da từ bên trong.