Top 7 # Cách Trị Mụn Dị Ứng Thời Tiết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Vanhoaamthucviet.com

Bị Mụn Dị Ứng Thời Tiết Phải Làm Sao

– Ngứa da: đây là triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi da bị dị ứng. Ban đầu ngứa chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ sau đó sẽ làn ra toàn mặt và các vùng da xung quanh. Ngứa ngáy khó chịu sẽ khiến bạn chà xát hay gãi theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên bạn nên hạn chế gãi vì sẽ làm xước da gây tổn thương da. – Da bị nổi mụn, mẫn đỏ li ti, có thể nhiều hoặc ít tùy mức độ bị dị ứng da mặt của bạn. – Da bỏng rát, sưng rộp, tấy đỏ đặc biệt là vùng da hở tiếp xúc trực tiếp với thời tiết. – Sau 1-2 ngày dị ứng da trở nên khô ráp và bị viêm, nếu không chú ý vệ sinh và chữa trị đúng cách sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn. – Viêm mũi: Người bị dị ứng thời tiết cũng có thể có các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, đôi khi còn kèm theo nhức đầu. Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm thường gặp khi bệnh đã trở nặng. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị khó thở, sốc phản vệ, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.2. Khi bị mụn dị ứng thời tiết phải làm sao – Không chà xát, gãi mạnh lên da hay các nốt mụn vì chúng sẽ gây tổn thương da và khiến cho tình trạng dị ứng thêm nặng nề, mụn nổi nhiều hơn. Không sờ tay lên mặt để tóc xõa vào da mặt…

– Giữ gìn vệ sinh da mặt: Rửa mặt sạch với nước ấm hoặc nước trà xanh để giúp da được sạch thoáng. để tránh xa các loại vi khuẩn gây gia tăng tình trạng mụn. Sử dụng muối sinh lý để rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày để giữ da sạch bụi bẩn, không tăng tình trạng tổn thương. – Ngưng sử dụng mỹ phẩm hay trang điểm: Nhiều nghiên cứu cho thấy những làn da thường xuyên phải chịu tác động của việc trang điểm, kem chống nắng, chất tẩy trang là những làn da có nguy cơ chịu ảnh hưởng của dị ứng thời tiết nhiều nhất. Khi bị dị ứng thời tiết, gương mặt sẽ đốm đỏ, mụn cám, mụn bọc rất nhiều chỗ, da bị tổn thương nhiều sẽ trở nên yếu hơn bởi vậy bạn nên tránh xa mỹ phẩm trong thời gian này. – Vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ và thoáng mát để hạn bụi bặm, vi khuẩn và khiến mụn bị viêm nặng hơn. – Thay đổi chế độ ăn uống hợp lí: + Tránh sử dụng các thực phẩm kích thích dị ứng như hợp chất lên men, cồn từ rượu bia, chất gây nghiện từ cà phê, thuốc lá, phấn hoa, cá hải sản, đồ ngọt, trứng,… + Ăn nhiều rau xanh uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu…bằng cách ăn hoặc uống nước ép để tăng cường hệ miễn dịch mạnh khỏe chống lại tình trạng dị ứng, bảo vệ cơ thể khỏi các tia bức xạ, tia cực tím, giảm ngứa ngáy và giúp hiện hiện tượng viêm da nhanh khỏi hơn – Không tẩy tế bào chết: Khi bị dị ứng da cũng cần có thời gian tái tạo để lành thương, việc tế bào chết sẽ phá hỏng quá trình tái tạo da, khiến hiện tượng dị ứng càng nặng thêm. – Giữ cơ thể ổn định, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, liên tục, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh chênh lệch 1-2 độ so với thời tiết bên ngoài.

– Không tự ý mua thuốc trị mụn: Hiện nay một số lại thuốc trị mụn bôi ngoài da thường có chứa corticoid hoặc cồn, chúng chỉ tác dụng tức thời làm dịu bớt các vết tích bên ngoài, kìm hãm tình trạng dị ứng. Khi ngưng sử dụng da có thể bị dị ứng tái phát nặng hơn, mụn cũng vì thế mà nổi nhiều hơn. Ngoài ra khi sử dụng các loại kem này còn có thể làm phá hỏng tế bào da, khiến da bị lão hóa da mặt trở lên xấu xí, nhăn nheo, chảy xệ. – Bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. – Hiện nay tình trạng dị ứng do thời tiết chưa có phương pháp điều trị triệt để, tận gốc. Do đó bạn nên phòng tránh để xảy ra dị ứng. Khi bị dị ứng nổi mụn do thời tiết, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn trên để giảm mức độ dị ứng khiến mụn biến mất nhanh hơn.

Da Mặt Bị Mụn Dị Ứng Thời Tiết Phải Làm Sao?

Thông thường mụn dị ứng thời tiết sẽ bùng phát khá nhanh, khó kiểm soát khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Chúng thường xuất hiện nhiều ở các vùng như trán, má, lưng, ngực nên làm cho nhiều nàng nhầm lẫn với các triệu chứng nổi mụn thông thường.

Nguyên nhân gây nên mụn dị ứng thời tiết

Tình trạng bị mụn dị ứng thời tiết xảy ra chủ yếu là do những thay đổi về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ hoặc thậm chí là sự xuất hiện của các tác nhân dị ứng trong không khí như gió, phấn hoa, nấm mốc,… Những điều này khiến cho phá vỡ phức hợp giữa protein và histamine, khiến cho da xuất hiện các mẩn đỏ, gây ngứa và tiết nhiều dịch.

Bên cạnh đó, những tổn thương ngoài da bởi vì dị ứng với việc chăm sóc làn da không đảm bảo cũng cũng là nguyên nhân khiến mụn dị ứng thời tiết xuất hiện. Việc không chăm sóc da không đúng cách khiến cho làn da bị ách tắc lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và hình thành nên mụn.

Đặc biệt, bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ thường có xu hướng xuất hiện đối với một vài đối tượng như người có làn da nhạy cảm và khô ráp, nhóm đối tượng miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi,…

Da mặt bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Mặc dù nổi mụn do thời tiết không khiến ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của làn da. Do đó, bạn nên biết cách điều trị mụn dị ứng thời tiết để tránh tình trạng mụn bị viêm nhiễm và trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

Chườm đá lạnh giảm bớt mụn dị ứng

Khi làn da bắt đầu nổi các mẩn đỏ, mụn dị ứng thời tiết, điều đầu tiên mà bạn nên làm chính là vệ sinh da bằng nước mát và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Điều này sẽ giúp làn da của bạn loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn, sau đó dùng khăn và cho đá lạnh vào chườm ở nơi có mụn xuất hiện để làm dịu da, giảm viêm và ngứa.

Sử dụng nước muối sinh lý rửa mặt khi bị dị ứng

Nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và các tế bào chết trên da. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý còn có công dụng giúp bạn kháng khuẩn, phòng ngừa và điều trị mụn dị ứng thời tiết. Đặc biệt, nước muối còn giúp bạn cân bằng độ ẩm trên da, làm lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế bị mụn.

Dùng kem/gel dưỡng da dịu nhẹ, lành tính

Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên da có thể làm giảm mụn dị ứng thời tiết, giảm ngứa, viêm và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng. Vừa giúp bạn giữ lại dưỡng chất của kem trị mụn, giúp tinh chất được thẩm thấu vào da nhanh hơn.

Đắp mặt nạ thiên nhiên trị mụn dị ứng thời tiết hiệu quả

Nha đam là một loại nguyên liệu làm đẹp chứa rất nhiều các hoạt chất vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, axit folic,… có khả năng kháng khuẩn và chống viêm và làm lành những tổn thương do mụn gây ra… Bên cạnh đó, các thành phần có trong nha đam còn giúp bạn ngăn ngừa mụn, làm mặt nạ se khít lỗ chân lông hiệu quả.

Cách thực hiện mặt nạ nha đam làm dịu mụn dị ứng:

Chuẩn bị 500gram nha đam tươi, 7 quả chanh và 1 lít rượu trắng.

Rửa sạch nha đam, gọt vỏ và dùng dao lấy phần thịt nha đam cho vào bình thủy tinh kín.

Vắt lấy nước cốt chanh cho vào bình thủy tinh chứa nha đam.Cho rượu vào bình thủy tinh sao đến khi rượu ngập hết các nguyên liệu.

Để hỗn hợp trên cho vào tủ lạnh trong 2 tuần. Sau đó lấy ra thoa đều lên vùng da bị mụn dị ứng thời tiết.

Thư giãn trong vòng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.

Lặp lại phương pháp này 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn

Trong khổ qua có chứa các hoạt chất như vitamin C và các hoạt chất vi lượng có tính kháng khuẩn, ngừa viêm mụn dị ứng thời tiết rất tốt. Bên cạnh đó, khổ qua còn có công dụng giúp bạn đẩy hết phần cồi mụn lên trên da, đây là mặt nạ trị mụn được nhiều chị em đánh giá cao.

Cách thực hiện mặt nạ khổ qua chữa mụn dị ứng thời tiết:

Chuẩn bị một trái khổ qua nhỏ.

Rửa sạch và dùng muống để loại bỏ phần ruột ở bên trong khổ qua.

Dùng dao cắt khổ qua thành từng lát mỏng.

Đắp khổ qua lên da, thư giãn trong vòng 10 phút và rửa sạch với nước.

Với những trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 36 giờ hoặc dị ứng thời tiết nổi mề đay nổi xung quanh mắt, bạn nên sử dụng thuốc để kiểm soát và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Bạn có thể tham khảo thuốc bôi Menthol được chiết xuất từ cây bạc hà, giúp làm mát, giảm ngứa và đau nhức tại chỗ. Loại thuốc này được bác sĩ chỉ định khi chứng dị ứng thời tiết khiến da mặt bị viêm và đau rát.

Uống thuốc Tây y điều trị mụn dị ứng nặng

Bên cạnh việc bôi thuốc ngoài da, nếu như bạn bị mẩn đỏ nặng thì bạn cũng có thể điều trị mụn dị ứng bằng cách uống các loại thuốc Tây Y. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc uống điều trị như thuốc uống kháng histamin, Phenergan Cream, thuốc điều trị triệu chứng,… Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với các bác sĩ da liễu để chỉ định các loại thuốc uống phù hợp với tình trạng da mặt và sức khỏe của bản thân.

Cách Trị Mụn Dị Ứng Hiệu Quả

Cách trị mụn dị ứng hiệu quả. Mụn dị ứng có thể đặc biệt phổ biến trên mặt vì da nhạy cảm hơn những nơi khác. Vậy làm cách nào để điều trị hiệu quả ?

Cách trị mụn dị ứng hiệu quả. Mụn dị ứng có thể đặc biệt phổ biến trên mặt vì da nhạy cảm hơn những nơi khác, và do nhiều loại kem mặt và các sản phẩm khác mà mọi người sử dụng trên mặt.

Điều trị mụn dị ứng như thế nào đây là vấn đề mà bệnh nhân quan tâm hơn cả, việc điều trị mụn dị ứng cần dựa vào triệu chứng thực tế của bạn bệnh và chẩn đoán của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Các triệu chứng khác nhau của mụn dị ứng có thể có các phương pháp điều trị khác nhau, lựa chọn phương pháp điều trị mụn dị ứng phù hợp với tình trạng thực tế của người bệnh. Vậy làm cách nào để điều trị mụn dị ứng hiệu quả ?

Các triệu chứng của mụn dị ứng

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào chất kích hoạt, hay còn gọi là chất gây dị ứng.

Một người có thể phát ban đỏ ở một vùng sau khi sử dụng kem bôi mặt, trong khi người khác hít phải phấn hoa có thể bị phát ban lan rộng

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng trên mặt có thể bao gồm:

Điều trị phụ thuộc vào loại dị ứng và vị trí và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có thể làm giảm sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa ngáy của phát ban và phát ban trên mặt. Chúng cũng có thể giúp giảm các triệu chứng, chẳng hạn như chảy nước mắt, nghẹt mũi và khó thở. Nếu một người biết mình sẽ tiếp xúc với chất gây dị ứng, họ có thể dùng thuốc kháng histamin trước để ngăn ngừa hoặc giảm phản ứng dị ứng.

Thuốc kháng histamin có sẵn dưới dạng viên nén, kem, thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi, và có thể mua trực tuyến.

Corticosteroid

Kem, thuốc xịt và thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid có thể giúp giảm vi ê m . Họ có thể mở đường thở trong mũi để đỡ khó thở. Các loại kem corticosteroid nhẹ là có bán sẵn ở hiệu thuốc, trong khi các loại kem mạnh hơn và steroid đường uống thường cần đơn thuốc.

Kem dưỡng ẩm

Thuốc làm mềm da không kê đơn hoặc kê đơn có thể giúp dưỡng ẩm cho da khô và giảm ngứa. Chúng cũng tạo thành một lớp màng bảo vệ chống lại các chất gây dị ứng. Một loạt các loại kem chống phát ban

Nén hơi lạnh

Khăn ẩm mát có thể làm dịu cơn ngứa và giảm viêm. Chúng có thể được đặt trên da bất cứ khi nào cần thiết để giảm bớt sự khó chịu.

Liệu pháp miễn dịch

Đối với trường hợp dị ứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch. Tại đây, một người dần dần được tiếp xúc với liều lượng ngày càng tăng của chất gây dị ứng trong vòng 3 năm để cơ thể quen với nó. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của các triệu chứng.

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể phát triển trong vài giây hoặc vài phút, hoặc dần dần trong vài giờ. Các triệu chứng thường nhẹ, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi có thể gây ra sốc phản vệ , tình trạng đe dọa tính mạng.

Nguồn: chúng tôi

Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng

(Allergic Contact Dermatitis)

1.ĐẠI CƯƠNG

– Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da.

– Là bệnh thường gặp, chiếm 1,5 – 5,4% dân số thế giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi nghề khác nhau.

– Tổn thương là dát đỏ, mụn nước, có khi loét trợt hoại tử, ngứa. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ được dị nguyên.

– Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nước với các mức độ khác nhau hoặc tiến triển mạn tính. Nguyên nhân là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học, lý học. Có tới trên 3700 dị nguyên đã được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người.

– Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng quá mẫn chậm.

b) Một số dị ứng nguyên chính

– Họ kim loại: nickel, cobalt, chromates đồng

– Họ thuốc bôi: chất màu, dung dịch dầu

– Một số băng dính, chất dẻo, cao su

– Thực vật

– Ánh sáng

– Lâm sàng

+ Thương tổn cơ bản: phụ thuộc vào mức độ nặng, vị trí và thời gian bị bệnh, viêm da tiếp xúc dị ứng có thể cấp hoặc mạn tính.

Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính là dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên mặt có mụn nước, sẩn, trường hợp phản ứng mạnh có bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng. Bọng nước vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết. Cơ năng có ngứa.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn.

Khi tiến triển mạn tính thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.

Bệnh thường gặp ở người đã mẫn cảm với dị nguyên gây viêm da tiếp xúc. Khởi đầu, tại vị trí da tiếp xúc lại với dị nguyên (48 giờ trở lên) xuất hiện thương tổn. Về sau, mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên thì thương tổn xuất hiện nhanh hơn. Đa số trường hợp thương tổn vượt qua giới hạn vùng da tiếp tiếp xúc với dị nguyên, có thể rải rác ở những nơi khác.

Thương tổn thứ phát: mảng sẩn ngứa, dát đỏ lan tỏa và hơi thâm nhiễm ở xa thương tổn ban đầu, có tính đối xứng. Trên mặt các dát đỏ rải rác có các mụn nước nhỏ, hiếm hơn là hồng ban đa dạng, thương tổn hình huy hiệu. Trường hợp nhạy cảm có thể lan tỏa toàn thân.

Nếu loại bỏ được nguyên nhân bệnh sẽ khỏi, khi tiếp xúc trở lại với dị nguyên cũ bệnh tái phát.

Cơ năng: ngứa nhiều, có thể có cảm giác nhức nhối và đau nếu bệnh nặng.

– Thể lâm sàng đặc biệt theo vị trí:

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng ở da đầu: da đỏ bong vảy khô, đôi khi bong vảy phấn nhiều, rất ngứa. bệnh giảm dần sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên.

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: thường gặp, da đỏ nề, mụn nước, tiết dịch. Có thể do bôi trực tiếp vào da mặt các thuốc, mỹ phẩm hoặc các dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng.

+ Dái tai: do tiếp xúc với kim loại hay gặp là nickel ở khuyên tai, biểu hiện khi thì giống chàm khô, đỏ da bong vảy nhẹ, khi thì mụn nước, tiết dịch, bội nhiễm.

+ Ở môi: viêm môi tiếp xúc dị ứng, thương tổn đỏ da bong vảy khô, đôi khi nứt, tiết dịch, hiếm gặp phù nề, ngứa hoặc đau rát.

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay: ở mu tay thường gặp nhất, biểu hiện cấp tính là những mụn nước và tiết dịch, nếu ở giai đoạn mạn tính thì khô da và bong vảy da, có thể có thương tổn móng kèm theo. Thương tổn ở lòng bàn tay khó chẩn đoán vì thay đổi theo căn nguyên. Viêm da tiếp xúc ở đầu ngón tay hay gặp ở đầu bếp, nha sĩ do tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất.

+ Ở bàn chân: hay gặp ở mu bàn chân hơn so với lòng bàn chân. Trường hợp mạn tính thương tổn ở phần trước bàn chân thường kèm theo thương tổn móng giống như ở bàn tay.

+ Ở bộ phận sinh dục: gây phù nề nhất là ở bìu, bao qui đầu đối với nam giới và ở môi lớn đối với nữ giới, rất ngứa, thương tổn khi thì có mụn nước và tiết dịch, khi thì khô.

– Viêm da tiếp xúc dị ứng với chất bay hơi: Thương tổn có thể cấp tính hoặc mạn tính phụ thuộc vào hoàn cảnh tiếp xúc, đậm độ của dị nguyên, tần xuất tiếp xúc, đa số các trường hợp có tính chất đối xứng. Vị trí thương tổn thường ở phần hở, cần phân biệt với phản ứng dị ứng với ánh sáng.

– Cận lâm sàng:

+ Mô bệnh học: ở thể cấp tính có xốp bào rất mạnh, phù gian bào, thâm nhiễm các lympho bào và bạch cầu ái toan vào thượng bì, bạch cầu đơn nhân và mô bào ở trung bì. Ở thể mạn tính, cùng với xốp bào là hiện tượng tăng gai làm mào liên nhú kéo dài xuống. Các nhú bì nhô cao và mở rộng, có hiện tượng dày sừng và thâm nhiễm lympho bào.

+ Các test da: các thử nghiệm thường dùng để phát hiện tác nhân gây bệnh như test lẩy da, test áp.

– Viêm da tiếp xúc kích ứng

– Viêm da cơ địa

– Viêm da dầu

– Bệnh vảy nến (ở lòng bàn tay, bàn chân)

– Tất cả các phương pháp điều trị triệu chứng sẽ bị thất bại nếu như không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.

– Điều trị tại chỗ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, thường sử dụng các chế phẩm có corticoid.

– Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc dị ứng nên tới các cơ sở khám bệnh có phòng khám da liễu để khám và điều trị cho kết quả tốt nhất.

– Loại bỏ các chất kích ứng hoặc dị nguyên tiếp xúc đã biết.

– Nếu có các dấu hiệu về viêm da tiếp xúc dị ứng bạn hãy đến khám ngay tại bệnh viện Da liễu Hà Nội.

+ Cơ sở 1: 79B Nguyễn Khuyến-Văn Miếu-Đống Đa-Hà Nội.

+ Cơ sở 2: Số 20 Phố Bế Văn Đàn-Phường Quang Trung-Hà Đông-Hà Nội

Tin bài: BS Thuần- CS2