Cập nhật thông tin chi tiết về Nám Da Ở Trẻ Em mới nhất trên website Vanhoaamthucviet.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một số nguyên nhân gây nám da ở trẻ nhỏ
Khác với người lớn, trẻ nhỏ bị nám da thường không phải do các nguyên nhân từ nội tiết tố, yếu tố sinh dục hay tác động của mỹ phẩm. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy thủ phạm chính gây ra hiện tượng nám da ở trẻ thường chịu sự tác động của các nguyên nhân chính đó là yếu tố di truyền và tác động của ánh nắng mặt trời. Cụ thể đó là:
Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Trẻ con thường rất giàu năng lượng và hiếu động nên việc trẻ thường xuyên chạy nhảy ngoài nắng chính là nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến nám da. Trong ánh nắng mặt trời thường chứa lượng lớn tia tử ngoại, bao gồm UVA, UVB có tác động không hề tốt đối với làn da mỏng manh của trẻ. Tia cực tím tác động vào da xuyên qua lớp thượng bì làm cho các hắc sắc tố kích thích sản sinh melanin tích tụ dưới da.
Do di truyền: Dù chưa có nghiên cứu nào cụ thể về tình trạng nám da ở trẻ em là do yếu tố di truyền nhưng nó vẫn được liệt vào một trong số những nguy cơ hình thành nám da. Nám da bẩm sinh này được di truyền từ những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ.
Có thể bạn chưa biết: Nám da bẩm sinh: Không thể điều trị bằng cách thông thường
Nám da ở trẻ em – Điều trị bằng cách nào?
Trao đổi với chuyên trang chúng tôi , BS Đặng Hữu Thọ, bệnh viện Da liễu TP. HCM cho biết: Nám da ở trẻ em thường sẽ không tự mất đi mà ngược lại còn lan rộng và đậm màu hơn khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, làn da của trẻ thường rất mỏng manh nên việc điều trị nám da cho trẻ cũng cần được cân nhắc và lựa chọn kỹ theo từng độ tuổi, thực hiện đúng cách để không làm tổn hại đến làn da trẻ. Việc điều trị nám da cho trẻ em không giống như đối với người lớn nên các bậc phụ huynh phải hết sức thận trọng, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây nám da cụ thể để từ đó có giải pháp cải thiện phù hợp hơn.
Các nhà khoa học cũng đã liệt kê ra một số cách điều trị nám da thường được áp dụng nhất, nhưng trong đó cũng có một số phương pháp không phù hợp với trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên chọn lọc kỹ trước khi áp dụng cho trẻ bất cứ phương pháp điều trị nào sau đây.
1/ Dùng mặt nạ thiên nhiên điều trị nám da ở trẻ em
Các nguyên liệu thiên nhiên có chứa nhiều tinh chất làm sáng da, đều màu cho da và cải thiện các hắc tố. Chính vì vậy mà nha đam, chanh tươi, sữa tươi, bột yến mạch, nghệ, mật ong được xem là giải pháp cải thiện làn da vô cùng hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là an toàn nhưng nhược điểm đó chính là không điều trị dứt điểm, thời gian sử dụng kéo dài.
Đối với trẻ em thì đây là phương pháp có thể sử dụng được nhưng với bản tính hiếu động của trẻ, đây sẽ là một thách thức lớn cho bố mẹ.
2/ Dùng kem trị nám da, thuốc trị nám
Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có bất kỳ một loại sản phẩm nào được điều chế để điều trị nám dành riêng cho trẻ em. Do đó, nếu muốn dùng kem trị nám hoặc sử dụng thuốc trị nám cho trẻ em, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dựa vào độ tuổi, mức độ nám da của trẻ để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
3/ Điều trị nám da cho trẻ em bằng phương pháp công nghệ cao
Một số công nghệ hiện đại được khuyến khích sử dụng cho việc điều trị nám, tàn nhang như bắn laser, đốt điện, lăn kim, công nghệ Laser Co2 Fractional thông minh… Tuy nhiên, làn da trẻ vốn dĩ đã rất mỏng manh nên việc lựa chọn phương pháp này còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, nếu muốn thực hiện điều trị nám da cho trẻ bằng cách này, các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
Gợi ý cho các mẹ: 5 địa chỉ điều trị nám bằng tia laser tốt nhất?
Mặc dù có rất nhiều cách có thể giúp cải thiện nám da ở trẻ nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích các bậc phụ huynh nên đợi cho đến khi trẻ trưởng thành thì mới điều trị sẽ hạn chế biến chứng tốt hơn. Thay vào đó, các mẹ hãy chú ý hơn đến việc chăm sóc và ngăn ngừa nám phát triển trên da bằng những biện pháp sau đây:
Tăng cường bổ sung đủ lượng nước, vitamin, khoáng chất thiết yếu qua đường ăn uống của trẻ. Đặc biệt, nên chú ý hơn đến việc cho trẻ sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 9h sáng đến 4h chiều.
Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng kem chống nắng phù hợp với lứa tuổi của trẻ và che chắn cẩn thận khi cho trẻ ra ngoài vào thời điểm nắng gay gắt.
Tập cho trẻ thói quen vận động, vui chơi, chạy nhảy để giúp cho tuyến mồ hôi tiết ra chất độc hại và cải thiện tình trạng nám da ở trẻ.
Đừng nên tạo áp lực cho trẻ, bởi vì căng thẳng quá mức cũng có thể khiến cho nám da ở trẻ phát triển nhanh chóng hơn.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Một điều đáng lưu ý đó là các bậc phụ huynh không nên tự ý điều trị nám da cho trẻ khi chưa được sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Để cho việc cải thiện nám ở trẻ không gây ra tác dụng ngược cũng như là để duy trì làn da khỏe mạnh cho trẻ đến khi trưởng thành các mẹ nên hướng dẫn và duy trì cho trẻ những thói quen lành mạnh. Chúc các bé luôn xinh đẹp và khỏe mạnh.
Thiên Kim
Mụn Thịt Ở Trẻ Em
Không chỉ riêng đối với người lớn, mụn thịt cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ em . Tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ cho cơ thể của bé. Để giải quyết những lo lắng về cách trị mụn thịt ở trẻ em, các mẹ đừng vội bỏ qua bài viết này!
Những loại mụn thịt ở trẻ em thường hay gặp
Mụn thịt ở trẻ em gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 1 – 15 tuổi với những biểu hiện như: Mụn có đầu màu trắng, cứng chứa keratin với kích thước chỉ bằng một nốt tàn nhang nhỏ. Hai loại mụn thịt mà trẻ em thường mắc phải đó là mụn thịt sơ sinh và mụn thịt nguyên phát, với những đặc điểm sau:
Mụn thịt sơ sinh (hay còn gọi là Epstein): Trẻ em ở độ tuổi sơ sinh thường gặp loại mụn thịt này, tuy nhiên sau một khoảng thời gian nó sẽ tự động biến mất mà không cần bất kì sự can thiệp nào.
Mụn thịt nguyên phát: Loại này xuất hiện từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn, không gây nguy hại sức khỏe.
Mụn thịt ở trẻ em thông thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như: Xung quanh mắt, cổ, da đầu và mặt của bé. Ngoài ra mụn thịt còn ở cả trong miệng hay vùng háng.
Nguyên nhân gây mụn thịt ở trẻ em
Ở trẻ, mụn thịt thực chất chỉ là nhóm nang mụn, có thể biến mất sau thời gian dài tích tụ trên da trẻ.
Cách điều trị mụn thịt ở trẻ sơ sinh
Khi phát hiện trẻ bị mụn thì gia đình cần chú ý vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ hơn.
Vệ sinh vùng da có mụn thịt 1 – 2 lần bằng nước sạch hàng ngày, sau đó rửa, lau lại hoặc tắm trẻ bằng những sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch từ thảo dược thiên nhiên nhằm loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi ứ đọng trên người trẻ.
Ra ngoài cần che chắn cho trẻ kỹ lưỡng, đảm bảo bảo vệ da và kiểm soát tình trạng mụn thịt tốt hơn.
Không được nặn, chích, chà xát lên mụn thịt vì sẽ làm tổn thương, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng vùng da của trẻ.
Kết hợp sử dụng những phương pháp dân gian để khống chế và loại bỏ mụn thịt.
Các mẹ có thể tham khảo những bài thuốc sau:
1. Cách trị mụn thịt ở trẻ em bằng dầu tràm
Dầu tràm có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn và virus nên sẽ làm khô được mụn thịt từ bên ngoài.
Lưu ý: Dầu tràm có tính cay, vì thế không nên bôi vào các khu vực gần mắt, miệng, tránh để bé nuốt phải.
2. Cách trị mụn thịt ở trẻ em bằng lá tía tô
Trong lá tía tô chứa nhiều chất diệt khuẩn, kháng viêm nên đây cũng là phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng để trị mụn thịt ở trẻ.
Thực hiện phương pháp trị mụn thịt bằng lá tía tô này trong khoảng 2 tuần sẽ thấy mụn thịt ở trẻ dần tiêu biến.
3. Cách trị mụn thịt ở trẻ em bằng tinh dầu kinh giới và dầu dừa
Cũng tương tự như 2 loại lá ở trên, lá kinh giới có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh cùng với mùi thơm dễ chịu nên sẽ dễ dàng để loại bỏ mụn thịt ở trẻ. Dầu dừa có tác dụng giữ ẩm giúp làn da luôn mịn màng.
Thực hiện từ 2 – 3 tuần sẽ thấy được mụn thịt được loại bỏ dần ở làn da của trẻ.
Các cách trị mụn thịt ở trên ngoài được áp dụng cho trẻ em thì người lớn cũng có thể áp dụng khi mắc phải trường hợp này. Tuy nhiên, ở người lớn đối với các tình trạng mụn thịt lâu năm và không thể chữa tận gốc, có thể tham khảo liệu trình điều trị mụn thịt bằng công nghệ cao Laser CO2 Fractional.
Điều Trị Nấm Tóc Ở Trẻ Em
Xin hỏi bác sĩ, ,bé trai tôi năm nay 26 tháng tuổi, trên đầu cháu có một đốm li ti dưới chân tóc và ngày càng lan ra và dày lên bong tróc và ngứa, tôi đã đưa cháu đến bác sĩ da liễu điều trị 6 tháng nay, (thường mỗi lần không hết thì đổi thuốc bôi khác) nhưng vẫn không hết, xin bác sĩ cho biết cách trị như thế nào? (Nguyễn Sơn Trà)
Trả lời:
Theo trong thư bạn mô tả, rất có thể bé bị nấm tóc. Trẻ em rất dễ bị nấm tóc, ngoài bệnh nấm, trên da đầu và tóc còn có nhiều loại bệnh khác mà chỉ thày thuốc chuyên khoa mới chẩn đoán được như chốc lở, viêm chân tóc, á sừng liên cầu, lupus đỏ, tật bẩm sinh…
Riêng đối với nấm da đầu (nấm tóc), nhiều khi việc chẩn đoán không dễ dàng. Thày thuốc chuyên khoa phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm mới khẳng định được, từ đó đề ra phương án điều trị thích hợp.
Một số bệnh nấm tóc thường gặp
Nấm tóc do chủng trichophiton: Biểu hiện thành từng vết nhỏ 2-3 mm đường kính, rải rác trên da đầu, có vảy mỏng, tóc lành xen kẽ bị xén cụt đến gốc chỉ còn 1-2 mm. Bệnh gây ngứa, có thể kèm hắc lào ở bẹn, mông hoặc vùng da thường khác, kể cả ở móng tay. Bệnh lây do dùng chung lược, mũ, nón, nằm chung gối… Dùng griséofulvin, sporal, nizoral đường uống có tác dụng tốt. Phương pháp chiếu tia X làm rụng tóc nên hiện nay ít được sử dụng.
Nấm tóc do chủng microsporum: Hay gặp ở trẻ em 5-6 tuổi đến 14-15 tuổi. Bệnh phát thành từng đám hình tròn đường kính 3-4 cm, có vảy màu tro xám, toàn bộ tóc trong đám bị xén cụt chỉ còn 2-3 mm, chân tóc có bựa trắng bọc xung quanh như “đi bít tất”, rất dễ nhầm với chốc đầu, á sừng liên cầu. Bệnh lây do dùng chung mũ, gối, lược, dụng cụ cắt tóc với người bệnh. Trong tập thể vườn trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh có thể lây hàng loạt.
Tóc hột (trứng tóc): Do chủng nấm piedra hortai gây nên. Bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Dọc thân tóc từ 2-3 cm cách da đầu trở lên có những hạt tròn bằng hạt kê, màu nâu sẫm hoặc đen, có thể dùng ngón tay tuốt ra như trứng chấy. Bệnh không gây rụng tóc, vì nấm chỉ bám ngoài thân tóc, chỉ gây khó chịu vì tâm lý. Loại nấm này thường gặp ở người tóc hay ẩm ướt, ít chú ý lau khô tóc sau khi tắm gội, gội đầu buổi tối rồi đi ngủ ngay, hoặc gội đầu xong, tóc chưa khô đã đội mũ lâu. Có thể lây do dùng chung lược, mũ, gối.
Điều trị nấm bằng các loại thuốc mỡ diệt nấm, bong vảy. Đối với bé trai, tốt nhất là cắt trụi tóc đi một đợt. Nhìn chung, nấm tóc phải được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán, chỉ định và theo dõi điều trị chính xác mới có thể đạt kết quả. Gia đình không nên tự động mua thuốc điều trị cho trẻ, rất dễ gây tai biến.
Cần cảnh giác với những thuốc gội đầu có độ tẩy gàu cao, dùng lâu ngày làm tóc khô giòn, dễ gãy, dễ rụng. Da đầu bị tẩy gàu quá mạnh thành khô, gây ngứa làm ta dễ nghĩ mình bị nấm tóc, rồi tự động điều trị không thích hợp, gây hậu quả đáng tiếc.
Bạn có thể cho bé đi khám và làm xét nghiệm tại Viện Da liễu TƯ để chẩn đoán chính xác bệnh. Việc điều trị nấm thường lâu dài và kiên nhẫn, ngoài ra cần tránh các tác nhân gây bệnh tái phát. Vì vậy bạn cần tuân thủ chế độ điều trị và cho bé tái khám sau mỗi đợt điều trị.
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Chúc bé mau khỏi.
[b]Theo vnMedia[/b]
#Dongtayy #Đông_tây_y
Mụn Thịt Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm?
Mụn thịt thuộc nhóm các nang mụn,chúng xuất hiện khá nhỏ, có đầu trắng chứa keratin và sinh sống từng nhóm trên da của bạn. Mụn thịt thường xuất hiện trên má, mũi, mắt và mí mắt. Không chỉ người lớn mới có mụn thịt, ở trẻ em, nhóm bệnh này cũng thường xuyên xảy ra khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ hiểu được nỗi lo thường trực này và ngày hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề mụn thịt ở trẻ em.
Trẻ em bao gồm nhóm trẻ sơ sinh và trẻ em từ 1 tuổi tới 15 tuổi. Mụn thịt ở trẻ em thường là mụn thịt sơ sinh hoặc mụn thịt nguyên phát:
Mụn thịt sơ sinh: hay còn gọi là ngọc trai Epstein thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Chúng là những tuyến mồ hôi chưa trưởng thành. Mụn thịt xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ nhỏ. Đây là tình trạng bình thường và chúng sẽ tự biến mất sau đó.
Mụn thịt nguyên phát: có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn
Biểu hiện thường gặp của mụn thịt ở trẻ em như mụn thịt có màu trắng trên da trẻ em, mụn xuất hiện dọc theo má, mũi và cằm hay xuất hiện ở lợi hay vòm của miệng. Tuy không nghiêm trọng và chúng có thể biến mất sau một khoảng thời gian nhưng nếu các bậc phụ huynh thấy xuất hiện mụn thịt trên cơ thể con mình Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ khyên rằng các bố mẹ hãy đưa con em mình tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng mụn và tìm hướng điều trị thích hợp nhất bởi cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn thịt ở trẻ em là do ở trẻ em, tuyến mồ hôi chưa phát triển của bé tạo ra mụn thịt. Theo nghiên cứu y khoa, đây chỉ là hiện tượng bẩm sinh chứ không phải dấu hiệu bệnh lý nên không hề gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nên che chắn cho trẻ mỗi khi ra ngoài để kiểm soát được tình trạng mụn thịt trên mặt.
Vậy, mụn thịt ở trẻ em có nguy hiểm không? Mụn thịt không hề nguy hiểm và cũng không có biện pháp nào giúp ngừa mụn thịt, nhưng uy tín là các bậc phụ huynh nên chú ý và giữ cho da trẻ em được sạch sẽ. Bên cạnh đó, quý vị có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Hiện nay, có rất nhiều mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau về cách trị mụn thịt ở trẻ em nhanh và hiệu quả như:
Cách 1: Cách trị mụn thịt bằng lá tía tô
Thành phần của lá tía tô có chứa chất diệt khuẩn, kháng viêm, giúp làm dịu da và cải thiện sự trao đổi chất. Chính vì thế, lá tía tô chính là kẻ thù không đội trời chung với mụn thịt đáng ghét.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Lá tía tô sau khi mua về, đem rửa sạch rồi bỏ vào cối cùng với một chút muối, giã nát.
– Sau khi tía tô được giã nát, trộn vào đó 1 thìa mật ong, rồi đảo đều sao cho mật ong thấm đều vào lá tía tô đã giã.
– Vệ sinh thật sạch vùng da quanh mắt bằng nước ấm để các nang lông thông thoáng.
– Lấy hỗn hợp lá tía tô mật ong đắp lên vùng da quanh mắt, rồi để như thế chừng 15 phút để các tinh chất có trong hỗn hợp thấm sâu tiêu diệt mụn.
Sau khi hết 15 phút, rửa lại thật sạch vùng da bằng nước.
Ngoài ra, để mụn bị đánh bại nhanh hơn, vào buổi tối trước khi đi ngủ, thoa nước ép tía tô lên phần mụn thịt quanh mắt rồi để qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch. Làm như vậy mỗi ngày, sau 2 tuần sẽ thấy mụn thịt tiêu biến hẳn.
Có rất nhiều cách trị mụn thịt cho trẻ mà bố mẹ nên áp dụng.
Cách 2. Cách trị mụn thịt bằng tỏi băm
Thành phần của tỏi chứa nhiều vitamin A, B, C và các khoáng chất, nguyên tố vi lượng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kiềm dầu và trị mụn thịt hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Tỏi sau khi bóc vỏ, giã nhuyễn rồi trộn lần với mật ong, khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
– Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn thịt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ rồi lưu lại hỗn hợp trên da chừng 20 phút.
– Sau đó, rửa sạch vùng da vừa thoa hỗn hợp bằng nước sạch. Áp dụng cách này hàng ngày vào mỗi tối.
Tuy nhiên, mụn thịt ở trẻ em không nên áp dụng những cách dân gian trên bởi chưa có sự kiểm chứng và do da trẻ còn nhạy cảm, mỏng manh, rất dễ bị tổn thương. Cũng giống như cách trị vết thâm do mụn, mụn thịt ở trẻ em cần có thời gian để chúng mất đi. Như vậy mụn thịt ở trẻ em không hề nguy hiểm nên không cần điều trị vì chúng sẽ mất đi sau vài tháng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.
Bạn đang xem bài viết Nám Da Ở Trẻ Em trên website Vanhoaamthucviet.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!